07 JUNE 2019

TIẾNG ANH

I. Mục tiêu đào tạo

1. Kiến thức

+ Có kiến thức xã hội và nhân văn đại cương làm nền tảng cho việc học tập ngôn ngữ tiếng Anh và chuyên môn nghiệp vụ tiếng Anh;

+ Có kiến thức ở trình độ nâng cao về các bình diện ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) tiếng Anh cũng như tiếng Việt, đặc biệt là kiến thức về tiếng Anh thương mại;

+ Nắm vững kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, kỹ thuật dịch, mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc biên dịch, thông dịch;

+ Có hiểu biết chung về văn hoá Việt Nam và một số nước nói tiếng Anh trên thế giới, kiến thức về giao thoa văn hoá trong môi trường giao tiếp, kinh doanh quốc tế;

+ Có kiến thức tổng quan cần thiết về lĩnh vực thương mại, quản trị văn phòng;

2. Kỹ năng

+ Đạt kỹ năng sử dụng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ nâng cao tương đương chuẩn TOEIC 605 để phục vụ mục đích nghề nghiệp;

+ Sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp thương mại;

+ Áp dụng kiến thức về lý thuyết dịch và kỹ thuật dịch để thực hiện các nhiệm vụ biên dịch, thông dịch.

+ Có một số kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công tác hành chính, đối ngoại: soạn thảo văn thư bằng tiếng Anh, hướng dẫn khách nước ngoài tham quan công ty, ghi chép biên bản, điều hành một số cuộc họp;

+ Có một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa văn hoá, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng chọn lựa và xử lý thông tin, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề trong dịch thuật và giao tiếp, kỹ năng thích ứng với yêu cầu của công việc và của thị trường lao động;

+ Có kỹ năng học tập và tư duy khoa học để tiếp tục tự bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

+ Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc trong nhóm; khả năng sáng tạo.

3. Triển vọng nghề nghiệp:

Cử nhân ngành Tiếng Anh có thể đảm nhiệm một số công việc sau:

- Phiên dịch, biên dịch tiếng Anh

- Điều phối viên, chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành hữu quan của Việt Nam, tổ chức kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức châu Âu, Anh-Mỹ, các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính.

- Giảng dạy tiếng Anh cho các tổ chức và cơ sở đào tạo.

- Học trình độ cao hơn về các ngành Tiếng Anh, Ngôn ngữ học, Quốc tế học, Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài (TESOL). Học mở rộng các ngành thuộc khối ngành Kinh doanh.

II. Cấu trúc chương trình

Khi Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 2 đợt tốt nghiệp vào các tháng 5, 9 hàng năm.III. Tốt nghiệp

 

TIẾNG NHẬT

I. Mục tiêu đào tạo

1. Kiến thức

- Có kiến thức xã hội và nhân văn đại cương làm nền tảng cho việc học tập ngôn ngữ tiếng Nhật và chuyên môn nghiệp vụ tiếng Nhật thương mại;

- Có kiến thức cơ bản về bản chất và đặc điểm của ngôn ngữ;

- Có kiến thức ở trình độ nâng cao về các bình diện ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) tiếng Nhật cũng như tiếng Việt, đặc biệt là kiến thức về tiếng Nhật thương mại;

Nắm vững kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, kỹ thuật dịch, mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc biên dịch, thông dịch;

- Có hiểu biết chung về văn hoá Việt Nam và một số nước nói tiếng Nhật trên thế giới, kiến thức về giao thoa văn hoá trong môi trường giao tiếp, kinh doanh quốc tế;

- Có kiến thức tổng quan cần thiết về lĩnh vực thương mại, quản trị văn phòng.

2. Kỹ năng

- Đạt kỹ năng sử dụng tiếng Nhật (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ nâng cao tương đương chuẩn N2 để phục vụ mục đích nghề nghiệp; - Sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp thương mại;

- Áp dụng kiến thức về lý thuyết dịch và kỹ thuật dịch để thực hiện các nhiệm vụ biên dịch, thông dịch, chủ yếu bao gồm:

- Biên dịch các loại tài liệu, dạng văn bản liên quan đến thương mại, hành chính: thư tín thương mại, hợp đồng thương mại, hồ sơ pháp lý, văn bản luật thương mại, tài liệu quảng cáo, báo chí thương mại;

- Thông dịch trong các bối cảnh giao tiếp thương mại và đời sống xã hội: họp cơ quan, hội nghị, đàm phán, bài phát biểu, họp báo, khoá đào tạo thương mại, chuyển giao công nghệ và thiết bị;

- Có một số kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công tác hành chính, đốI ngoại: soạn thảo văn thư bằng tiếng Nhật, hướng dẫn khách nước ngoài tham quan công ty, ghi chép biên bản, điều hành một số cuộc họp;

- Sử dụng thành thạo công cụ kỹ thuật, công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại phục vụ công việc chuyên môn và học tập;

- Có một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa văn hoá, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng chọn lựa và xử lý thông tin, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề trong dịch thuật và giao tiếp, kỹ năng thích ứng với yêu cầu của công việc và của thị trường lao động;

- Có kỹ năng học tập và tư duy khoa học để tiếp tục tự bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

- Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc trong nhóm; khả năng sáng tạo.

3. Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cao đẳng tiếng Nhật thương mại làm việc tại các vị trí sau:

- Thông dịch viên;

- Biên dịch viên;

- Thư ký văn phòng;

- Tiếp tân khách sạn hoặc công ty;

- Hướng dẫn viên du lịch;

- Nhân viên văn phòng;

- Nhân viên phòng hợp tác quốc tế;

- Nhân viên làm việc trong các ngành dịch vụ và thương mại.

II. Cấu trúc chương trình

III. Tốt nghiệp

Khi Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 2 đợt tốt nghiệp vào các tháng 5, 9 hàng năm.

 

TIẾNG TRUNG

I. Mục tiêu đào tạo

1. Kiến thức

- Có kiến thức đại cương làm nền tảng cho việc học tập ngôn ngữ Tiếng Trung Quốc và chuyên môn nghiệp vụ nghề phiên dịch Tiếng Trung Quốc thương mại;

- Có kiến thức cơ bản về bản chất và đặc điểm của ngôn ngữ;

- Có kiến thức ở trình độ trung cấp về các bình diện ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) Tiếng Trung Quốc, đặc biệt là kiến thức về Tiếng Trung Quốc thương mại;

- Có kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ tiếng Việt;

- Nắm vững kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, kỹ thuật dịch, mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc biên dịch, thông dịch;

- Có hiểu biết chung về văn hoá Việt Nam và một số nước nói Tiếng Trung Quốc trên thế giới, kiến thức về văn hoá công sở trong môi trường làm việc đa văn hoá;

- Có kiến thức tổng quan cần thiết về lĩnh vực thương mại, quản trị văn phòng;

2. Kỹ năng

- Đạt kỹ năng sử dụng Tiếng Trung Quốc (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ trung cấp tương đương chuẩn B1 khung tham chiếu châu âu để phục vụ mục đích nghề nghiệp;

- Sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp thương mại;

- Áp dụng kiến thức về lý thuyết dịch và kỹ thuật dịch để thực hiện các nhiệm vụ biên dịch, thông dịch, chủ yếu bao gồm:

- Biên dịch tài liệu ngắn đơn giản liên quan đến công tác hành chính văn

phòng và lĩnh vực thương mại: thư điện tử, biểu mẫu hành chính, chứng từ xuất nhập khẩu, thông tin sản phẩm, văn thư hành chính công ty, hồ sơ khách hàng, hồ sơ tài chính công ty;

- Thông dịch trong các tình huống giao tiếp xã hội thông thường và thương mại đơn giản: đàm thoại tại cơ quan, tin tức hàng ngày, họp nội bộ, gặp gỡ xã hội, hội chợ thương mại;

- Hỗ trợ các công việc hành chính và đối ngoại: thu xếp cuộc hẹn gặp, đón khách nước ngoài, giúp đỡ khách nước ngoài làm các công việc hành chính, hỗ trợ trong các sự kiện, buổi chiêu đãi có khách nước ngoài;

- Sử dụng thành thạo công cụ kỹ thuật, công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại phục vụ công việc chuyên môn và học tập;

- Có một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa văn hoá, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết các vấn đề đơn giản trong dịch thuật và giao tiếp, kỹ năng thích ứng với yêu cầu của công việc và của thị trường lao động và kỹ năng làm việc độc lập;

- Có kỹ năng học tập và tư duy khoa học để tiếp tục tự bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nghề hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

3. Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Tiếng Trung Quốc làm việc tại các vị trí sau:

- Thư ký văn phòng;

- Tiếp tân khách sạn hoặc công ty;

- Nhân viên văn phòng;

- Nhân viên phòng hợp tác quốc tế;

- Nhân viên làm việc trong các ngành dịch vụ và thương mại.

II. Cấu trúc chương trình

III. Tốt nghiệp

Khi Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 2 đợt tốt nghiệp vào các tháng 5, 9 hàng năm.

TIẾNG HÀN

I. Mục tiêu đào tạo

1. Kiến thức

- Vận dụng được những kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình làm việc và cuộc sống. Biết - hiểu và thực hiện tốt các nhiệm vụ về quốc phòng – an ninh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Biết khai thác các kiến thức tin học cơ bản, một số phần mềm và áp dụng được trong quá trình học tập, trong công việc và cuộc sống.

- Sinh viên tốt nghiệp sử dụng thành thạo tiếng Hàn Quốc với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết với trình độ ngôn ngữ TOPIK cấp 4 theo thang đánh giá năng lực của Chính phủ Hàn Quốc tức tương đương bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tiếng Anh đạt chứng chỉ TOEIC 400 điểm. Có trình độ nghiệp vụ đủ để làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh, đặc biệt là nắm vững kiến thức, cơ sở lý luận và khả năng thực hành biên phiên dịch trong tình huống giao tiếp.

2. Kỹ năng

- Cử nhân tiếng Hàn Quốc ở trình độ cao đẳng có những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản và cần thiết như:

- Biết dịch thuật các văn bản bằng tiếng Hàn Quốc.

- Vận dụng được các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến dịch thuật ngôn ngữ trong chuyên môn.

- Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc độc lập và làm theo nhóm bằng tiếng Hàn Quốc.

- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông dụng và dịch thuật, biết vận dụng vốn từ vựng trong quá trình công tác.

3. Triển vọng nghề nghiệp

- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan văn hóa, giáo dục, du lịch, công ty liên doanh nước ngoài hay trong các công ty Hàn Quốc, hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường , trung tâm khoa học.

- Sinh viên có thể học liên thông lên đại học tại các trường đại học của Hàn Quốc và đại học của Việt Nam có liên kết với Trường Cao đẳng nghề Ngoại ngữ và Công nghệ Việt Nam

II. Cấu trúc chương trình

Khi Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 2 đợt tốt nghiệp vào các tháng 5, 9 hàng năm.III. Tốt nghiệp